Độ Tuổi Đi Nghĩa Vụ Quân Sự 2026

Độ Tuổi Đi Nghĩa Vụ Quân Sự 2026

Theo khoản 1, Điều 4 trong Chương I của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có ghi rõ:

Theo khoản 1, Điều 4 trong Chương I của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 có ghi rõ:

Tính tuổi nghĩa vụ quân sự 2024 thế nào cho chuẩn?

Hiện nay, không có quy định cụ thể về cách tính tuổi gọi nghĩa vụ quân sự năm 2024. Tuy nhiên, căn cứ phân tích ở trên, độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự gồm:

- Từ đủ 18 tuổi - hết 25 tuổi (trường hợp thông thường).

- Từ đủ 18 tuổi - hết 27 tuổi (trường hợp bị tạm hoãn gọi nhập ngũ khi được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học).

Cách tính tuổi đi nghĩa vụ quân sự như sau:

- Thời gian bắt đầu được gọi đi nghĩa vụ quân sự: Ngày/tháng/năm sinh + 18 năm.

- Thời gian không còn được gọi đi nghĩa vụ quân sự:

Để dễ hình dung, độc giả có thể tham khảo ví dụ cụ thể như sau:

Nguyễn Văn A sinh ngày 26/5/2003. Thời điểm xác định Nguyễn Văn A đủ 18 tuổi là ngày 26/5/2021. Thời điểm xác định Nguyễn Văn A hết 25 tuổi là ngày 26/5/2029 và thời điểm hết 27 tuổi là 26/5/2031.

Như vậy, nếu không thuộc trường hợp bị tạm hoãn, không phải gọi nghia vụ quân sự, Nguyễn Văn A sẽ được gọi nhập ngũ từ ngày 26/5/2021 - 26/5/2029. Nếu có trình độ đào tạo cao đẳng, đại học thì đến ngày 26/5/2031, Nguyễn Văn A sẽ không được gọi nhập ngũ nữa.

Thủ tục đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu mới nhất năm 2023 được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục 1 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 4089/QĐ-BQP năm 2023 quy định thủ tục đăng ký nghĩa vụ uân sự lần đầu mới nhất năm 2023 như sau:

Bước 1: Trước thời hạn 10 ngày, tính đến ngày đăng ký nghĩa vụ quân sự, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân. Trường hợp: cơ quan, tổ chức không có Ban Chỉ huy quân sự, thì người đứng đầu hoặc người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm chuyển Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự đến công dân.

Bước 2: Sau khi nhận được Lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự của Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi chung là Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện) công dân có trách nhiệm đến Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là Ban Chỉ huy quân sự cấp xã) để trực tiếp đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, Ban Chỉ huy quân sự cấp xã có trách nhiệm đối chiếu bản gốc giấy chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy khai sinh; hướng dẫn công dân kê khai Phiếu tự khai sức khỏe nghĩa vụ quân sự, đăng ký các thông tin cần thiết của công dân vào Sổ danh sách công dân nam đủ 17 tuổi trong năm, Sổ đăng ký công dân sẵn sàng nhập ngũ và chuyển Giấy chứng nhận đăng ký nghĩa vụ quân sự cho công dân ngay sau khi đăng ký

Năm 2024, trốn nghĩa vụ quân sự bị phạt thế nào?

Khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa, chính trị… công dân có nghĩa vụ phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, nhiều người bằng mọi cách lại có hành vi gian dối nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Đây là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định. Tùy theo mức độ vi phạm, trốn nghĩa vụ quân sự có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Cụ thể:

Theo khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP, người vi phạm quy định về nhập ngũ 2024 sẽ bị phạt như sau:

Người trốn nghĩa vụ quân sự có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 332 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13.

Theo đó, người nào không chấp hành đăng ký nghĩa vụ quân sự, lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội Trốn tránh nghĩa vụ quân sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị xử lý như sau:

Trường hợp tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; Phạm tội trong thời chiến hay lôi kéo người khác phạm tội thì mức phạt tù từ 01 - 05 năm.

Trên đây là quy định về độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự. Nếu còn thắc mắc về các vấn đề khác liên quan đến nghĩa vụ quân sự, độc giả có thể liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp hoặc tham khảo thêm bài viết dưới đây:

Trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự

Nội dung trên đã giải thích cho các bạn khái niệm nghĩa vụ quân sự là gì? Vậy trách nhiệm của công dân trong độ tuổi đăng ký nghĩa vụ dân sự là như thế nào? Cụ thế, đó chính là:

- Tuyệt đối phải trung thành với Đảng và Nhà nước cũng như nhân dân lao động. Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao phó.

- Tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, kiên quyết bảo vệ tài sản của đất nước, cũng như sẵn sàng bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

- Gương mẫu thực hiện, chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và những điều lệnh, điều lệ của khi tham gia nghĩa vụ quân sự.

- Luôn cố gắng không ngừng và ra sức học tập chính trị, quân sự, văn hoá, kỹ thuật nghiệp vụ, rèn luyện tính tổ chức, kỷ luật, thể lực cũng như  không ngừng nâng cao bản lĩnh chiến đấu và vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

Bao nhiêu tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự?

Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là độ tuổi công dân thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Đây là giải thích nêu tại khoản 1 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự số 78/2015/QH13. Trong đó, khi thuộc độ tuổi quy định, sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn cũng như nghề nghiệp, nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).

Về độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự, Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự nêu rõ:

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Từ quy định này, có thể khẳng định, công dân sẽ bị gọi nhập ngũ nếu đáp ứng điều kiện về độ tuổi sau đây:

- Độ tuổi thông thường công dân được bắt đầu gọi nhập ngũ là từ đủ 18 tuổi trở lên đến hết 25 tuổi.

- Độ tuổi gọi nhập ngũ với công dân có trình độ đào tạo là cao đẳng, đại học là từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi. Trong trường hợp này, công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ nên độ tuổi sẽ bị kéo dài thêm 02 năm so với các trường hợp thông thường.

Như vậy: Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự là từ đủ 18 tuổi - hết 25 tuổi (trường hợp thông thường) hoặc từ đủ 18 tuổi - hết 27 tuổi (bị tạm hoãn gọi nhập ngũ khi được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học).

Tuy nhiên, cần lưu ý, độ tuổi chỉ là một trong các tiêu chuẩn để công dân được gọi nhập ngũ. Bên cạnh tuổi thì công dân còn phải đáp ứng các điều kiện khác nêu tại khoản 1 Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự gồm:

Nghĩa vụ quân sự gồm mấy ngạch

Nghĩa vụ quân sự gồm mấy ngạch cũng là một câu hỏi được nhiều công dân quan tâm khi đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Nghĩa vụ quân sự gồm 02 ngạch, cụ thể:

- Phục vụ tại ngũ: Phục vụ thường trực trong quân đội

- Phục vụ trong ngạch dự bị: Để sẵn sàng bổ sung cho lực lượng thường trực của quân đội