Trải qua bao năm hình thành và phát triển Công ty dịch vụ bảo vệ An Ninh Toàn Cầu tự hào đã cung cấp được rất nhiều dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng đến tay khách hàng. Luôn luôn cố gắng khẳng định thương hiệu và nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ bảo vệ để đem đến cho khách hàng sự hài lòng và tin tưởng.
Trải qua bao năm hình thành và phát triển Công ty dịch vụ bảo vệ An Ninh Toàn Cầu tự hào đã cung cấp được rất nhiều dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng đến tay khách hàng. Luôn luôn cố gắng khẳng định thương hiệu và nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ bảo vệ để đem đến cho khách hàng sự hài lòng và tin tưởng.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam, từ các triều đại phong kiến đánh đuổi các thế lực ngoại bang xâm lược phương Bắc, đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ hùng mạnh, đã cho thấy nguyên nhân căn bản nhất của thắng lợi trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc là sức mạnh của lòng dân, của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”, “Dễ mười lần không dân cũng chịu. Khó trăm lần dân liệu cũng xong”.
Quán triệt quan điểm đó, Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng yếu tố “lòng dân” trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng. Tư tưởng xây dựng “thế trận lòng dân”, nền ANND, thế trận ANND được thể hiện trong đường lối đấu tranh chống phản cách mạng của Đảng, bắt đầu từ huy động sức mạnh quần chúng trong các phong trào “Ba không”, “Ngũ gia liên bảo”, “Thập gia liên bảo” trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp; các phong trào “Bảo vệ trị an”, “Bảo mật phòng gian” trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và hiện nay là phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
"Thế trận lòng dân” là nền tảng vững chắc để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân. Đây là tư duy mới đối với sự nghiệp quốc phòng, an ninh.
Tư tưởng xây dựng nền ANND, thế trận ANND còn được thể hiện qua việc xây dựng, giáo dục, rèn luyện lực lượng công an để “công an của ta là Công an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc”. Trên cơ sở đó, tư tưởng xây dựng và phát huy sức mạnh của nền ANND, thế trận ANND tiếp tục được khẳng định, bổ sung, phát triển, hoàn thiện qua các kỳ đại hội của Đảng, có tính khoa học sâu sắc và được đặt trong tổng thể tư duy lý luận về xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Đại hội VI của Đảng cùng với việc khẳng định “lấy dân làm gốc” đã xác định phải “đẩy mạnh công cuộc xây dựng nền quốc phòng và an ninh toàn dân”. Đến Đại hội VII, thuật ngữ “củng cố nền quốc phòng toàn dân với xây dựng thế trận ANND” lần đầu tiên được đề cập chính thức trong phần an ninh - quốc phòng.
Sau đó, vấn đề xây dựng nền ANND luôn được thể hiện song hành với thế trận ANND và được cụ thể hóa trong nhiều nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Vấn đề này liên tục bổ sung và đề ra những quan điểm, chủ trương, giải pháp mới phù hợp với thực tiễn.
Đặc biệt, từ Đại hội X, yếu tố “lòng dân” và xây dựng “thế trận lòng dân” được xác định là nền tảng quan trọng để phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và xây dựng thế trận ANND gắn với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Đến Đại hội XIII, xây dựng nền ANND, thế trận ANND được nhấn mạnh như là một giải pháp quan trọng để tăng cường tiềm lực, phát huy sức mạnh nội lực của đất nước trong bảo vệ Tổ quốc. Nghị quyết 44-NQ/TW ngày 24-11-2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới tiếp tục khẳng định phương châm: Dựa vào dân, “dân là gốc”, nhân dân là trung tâm, là chủ thể; khơi dậy, phát huy ý chí tự lực, tự cường, truyền thống lịch sử, ý chí kiên cường, bất khuất, văn hóa tốt đẹp, sức mạnh con người Việt Nam, sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, “thế trận lòng dân”, yên dân là nhân tố quyết định trong sự kiện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thứ trưởng Lê Quốc Hùng và Thứ trưởng Trần Tư Nguyên đã ký Bản ghi nhớ hợp tác về an ninh chính trị giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ Công an Trung Quốc. Ảnh: BCA
Như vậy, có thể nhận thấy từ khi Đảng khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đến nay, tư duy lý luận về xây dựng nền ANND, thế trận ANND ngày càng hoàn thiện, sâu sắc, đầy đủ hơn, góp phần định hướng bổ sung, hoàn thiện đường lối, chính sách bảo đảm an ninh, trật tự (ANTT) và xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước.
Thể chế hóa quan điểm của Đảng, khái niệm, nhiệm vụ, chủ thể xây dựng nền ANND, thế trận ANND đã được luật hóa trong Luật An ninh quốc gia, Luật Công an nhân dân và các văn bản có liên quan.
Cụ thể, Luật An ninh quốc gia năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2023) quy định: “Nền ANND là sức mạnh về tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”. “Thế trận ANND là việc tổ chức, bố trí lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và các nguồn lực cần thiết để chủ động bảo vệ an ninh quốc gia”. Luật này cũng quy định cụ thể bốn nội dung cốt lõi của nhiệm vụ xây dựng nền ANND và thế trận ANND.
Luật Công an nhân dân năm 2018 (sửa đổi, bổ sung năm 2023, 2024) quy định cụ thể về trách nhiệm của các chủ thể từ trung ương đến cơ sở và lực lượng Công an nhân dân trong việc xây dựng nền ANND, thế trận ANND. Trong đó, lực lượng công an giữ vai trò nòng cốt xây dựng nền ANND, thế trận ANND.
Thứ trưởng Lê Quốc Hùng thăm và làm việc tại Công an phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM ngày 20-9-2022. Ảnh: BCA
Ngoài ra, Luật Quốc phòng năm 2018 (sửa đổi, bổ sung năm 2023, 2024), Luật Dân quân tự vệ năm 2019 cũng đề cập nhiệm vụ xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận ANND.
Gần đây nhất là Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại kỳ họp thứ sáu vào tháng 11-2023, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của lực lượng này là làm nòng cốt hỗ trợ công an cấp xã giúp UBND cùng cấp trong bảo vệ ANTT và xây dựng phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Có thể thấy từ nhận thức lý luận, tư tưởng, quan điểm của Đảng đến việc hoàn thiện thể chế pháp luật của Nhà nước về xây dựng nền ANND, thế trận ANND đã được bổ sung, phát triển ngày càng hoàn thiện.
Trong đó, thế trận lòng dân là nền tảng vững chắc để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và ANND. Đây là tư duy mới, là định hướng chiến lược của Đảng đối với sự nghiệp quốc phòng, an ninh.
Hiện nay cả nước có hơn 4.300 mô hình trong phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, trong đó nhiều mô hình hoạt động hiệu quả theo hướng tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải tại cơ sở, góp phần phòng ngừa, làm giảm tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đặc biệt, có nhiều mô hình đáp ứng yêu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 thời gian qua, được nhân dân đồng tình, ủng hộ, tích cực tham gia. Nổi bật là các mô hình “tự phòng, tự quản”, “tổ liên gia”, “liên kết xây dựng vùng giáp ranh an toàn về ANTT”, “camera an ninh phòng, chống tội phạm”...
Việc huy động quần chúng nhân dân cũng có sự đổi mới, chú trọng, tập trung vào các đối tượng, địa bàn trọng điểm như người có uy tín trong dân tộc thiểu số, tôn giáo với các mô hình “dòng họ, tộc họ tự quản về ANTT”, “xứ, họ đạo bình yên”; công nhân có mô hình “tổ công nhân tự quản”; ngư dân có mô hình “xóm chài bình yên”, “cụm tàu thuyền an toàn”; địa bàn biên giới có mô hình “tiếng kẻng vùng biên”, “vùng xanh an toàn”, “tổ, chốt bảo vệ vùng xanh”...
Qua đó đã huy động được nguồn sức mạnh to lớn của nhân dân vào sự nghiệp bảo vệ ANTT; ngăn chặn kịp thời các âm mưu bạo loạn, thành lập nhà nước ly khai, tự trị; xử lý hiệu quả các vụ việc phức tạp về ANTT ngay từ cơ sở; bảo đảm cuộc sống an toàn, bình yên và hạnh phúc cho nhân dân.
Thực hiện nghị quyết của Bộ Chính trị (số 22-NQ/TW năm 2018 và số 12-NQ/TW năm 2022), Bộ Công an đã sắp xếp, đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng “Bộ tinh, tỉnh mạnh, huyện toàn diện, xã bám cơ sở” để hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Đã tập trung củng cố lực lượng trực tiếp chiến đấu, lực lượng tại cơ sở, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, chiến lược về ANTT như biên giới, hải đảo, vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tôn giáo.
Thứ trưởng tham dự lễ giao nhận quân năm 2023, tại Thành phố Huế, sáng 6-2-2023. Ảnh: BCA
Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2024 đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng, vững chắc, toàn diện cho việc xây dựng, củng cố, duy trì lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quan hệ công tác, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; kịp thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm ANTT trong tình hình mới.
Sự gắn kết giữa xây dựng nền ANND, thế trận ANND với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân đã được triển khai một cách đồng bộ, ngày càng chặt chẽ, hiệu quả và có bước phát triển mới, tạo sự thống nhất trong nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của nhiệm vụ kết hợp thế trận ANND với thế trận quốc phòng toàn dân trong bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa.
Hằng năm, Bộ Công an và Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị giao ban giữa hai bộ để đánh giá tình hình, kết quả phối hợp giữa hai lực lượng trong việc kết hợp xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận ANND. Trong đó, hai bộ đã thống nhất tập trung làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với Đảng, Nhà nước ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác an ninh - quốc phòng và thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về an ninh - quốc phòng; phối hợp tuyên truyền, vận động quần chúng, củng cố cơ sở chính trị làm nền tảng cho cả hai thế trận; phối hợp trao đổi thông tin, đánh giá tình hình và xử lý các tình huống ở các cấp từ bộ đến địa phương...
Từ đó khẳng định việc tăng cường kết hợp xây dựng nền ANND, thế trận ANND với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, tạo tiền đề quan trọng để xây dựng, tạo nên “thế trận lòng dân” trong bảo vệ Tổ quốc trước mắt cũng như lâu dài.