Liên kết web Thành Nam Group Thép Sài Gòn Đối tác 3
Liên kết web Thành Nam Group Thép Sài Gòn Đối tác 3
Các dịch vụ kho vận ở Việt Nam có hàm lượng ứng dụng công nghệ thấp, thiếu tính liên kết hệ thống trong khi các doanh nghiệp nước ngoài luôn đòi hỏi rất cao về tính tự động, ứng dụng linh hoạt.
Nguồn nhân lực cung ứng dịch vụ kho vận của nước ta đa số là tự đào tạo thực tế khi làm việc, kiến thức và mức độ chuyên nghiệp còn hạn chế. Số lượng các nhân sự được bồi dưỡng chính quy mỏng, thiết hụt nghiêm trọng so với yêu cầu từ thị trường.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp các bạn những kiến thức tổng quan về kho vận và sự phát triển của dịch vụ kho vận ở Việt Nam tại thời điểm hiện tại. Nếu có thêm những thắc mắc hay câu hỏi về dịch vụ kho vận, đừng ngần ngại gửi đến cho chúng tôi đễ nhận được những tư vấn nhanh nhất.
Ngay bản thân tên “kho vận” đã phần nào nói lên khái niệm của loại hình dịch vụ này.
– “Kho” là ý chỉ các kho hàng cùng các dịch vụ có liên quan (lưu kho, quản lý kho, xuất nhập tồn,…);
– “Vận” là viết tắt của từ vận tải, vận chuyển cùng các dịch vụ phân phối và giao nhận hàng hoá
Dịch vụ kho vận không chỉ cung cấp các dịch vụ kho hàng, lưu trữ và bảo quản hàng hoá. Dịch vụ này còn bao gồm việc vận chuyển hàng hoá từ nơi gửi đến nơi nhận thông qua nhiều phương thức khác nhau (có thể đường bộ, đường hàng không, đường thuỷ, đường sắt, kết hợp,…)
Trong chuỗi cung ứng hàng hoá, dịch vụ kho vận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo dòng chảy lưu thông hàng hoá xuyên suốt. Dịch vụ này được ví như là “mạch máu” dẫn truyền cho hệ thống Logistics được vận hành ổn định.
Chất lượng dịch vụ kho vận (diện tích, chất lượng kho bãi, các dịch vụ vận tải hỗ trợ) của các doanh nghiệp nội vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của khối nhà đầu tư nước ngoài.
Nguyên nhân trên chính là lý do khiến thị trường dịch vụ kho vận ở nước ta hiện nay vẫn đang có sự phân hoá rõ rệt trong đó các doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm thị phần lớn hơn (khoảng 70 – 80%) trong khi các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kho vận nội địa chỉ chiếm phần ít mặc dù số lượng chiếm tỷ trọng phần đa.
Xu hướng chuyển dịch hàng hoá toàn cầu, sự phát triển của các sàn thương mại điện tử lớn (Lazada, Shopee, Tiki, Sendo,…) và việc Việt Nam đang dần trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài đang tạo ra “đòn bẩy” quan trọng cho sự phát triển của các dịch vụ kho vận ở Việt Nam
Việt Nam đang được các nhà đầu tư xem là cường quốc công nghiệp ở khu vực Đông Nam Á, thu hút được hàng tỷ USD đầu tư, hàng loạt đại siêu thị tham gia vào thị trường. Điều này khiến cho các dịch vụ kho vận và hậu cần của nước ta cần phải nhanh chóng mở rộng và phát triển nhanh chóng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của quốc tế (Nghiên cứu thực tế cho thấy, ở Việt Nam, có tới 53% các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kho vận có quy mô dưới 5 người, số lượng các doanh nghiệp hầu hết ở quy mô nhỏ và vừa).
Phía Bắc đang là “điểm nóng” thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài. Đây là tác động quan trọng ảnh hưởng đến tình trạng nguồn cung kho vận tại đây đang bị hạn chế, tỷ lệ trống đang ở mức thấp.
Các dịch vụ kho vận tập trung chủ yếu xung quanh thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương,…
Các dịch vụ kho vận (kho bãi, dịch vụ Logistics có liên quan) sẽ phát triển thành cụm ở xung quanh thành phố nhờ lợi thế quỹ đất lớn, giá đất rẻ và dễ dàng kết nối đến các trung tâm công nghiệp phía Bắc.
Khu vực phía Nam sẽ là mũi nhọn phát triển các dịch vụ kho vận gắn liên với cảng hàng không và cảng biển chính do đặc thù phát triển thị trường thương mại điện tử cũng như tiêu dùng nội địa tại nơi đây.
So với miền Bắc và miền Nam, thị trường cung ứng các dịch vụ kho vận miền Trung có phần bình ổn hơn. Hiện tại số lượng kho hàng (kho khô & kho lạnh) ở đây còn hạn chế dưới sự quản lý bởi 1 trung tâm Logistics tại thành phố Đà Nẵng.