Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm
Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm
Không những vậy buổi họp đầu năm còn là cơ hội để xây dựng mối quan hệ hợp tác, gắn bó và thân tình giữa gia đình và nhà trường, giữa giáo viên chủ nhiệm và các bậc cha mẹ học sinh. Từ buổi họp phụ huynh đầu năm, sợi dây liên kết giữa giáo viên và phụ huynh học sinh được thiết lập và nó sẽ được duy trì, gắn kết bền chặt trong suốt năm học. Điều này rất có lợi cho việc giáo dục trẻ. Vì sau khi nắm đầy đủ thông tin và cách thức liên lạc, giáo viên có thể dễ dàng trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của học sinh. Những biểu hiện lệch chuẩn, những thay đổi tâm lý của học sinh (nếu có) cũng sẽ nhanh chóng được giáo viên thông báo cho phụ huynh để từ đó có sự hỗ trợ, hợp tác giữa gia đình và nhà trường trong quá trình dạy dỗ, uốn nắn con trẻ.
Vậy làm thế nào để có một buổi họp phụ huynh đầu năm ý nghĩa? Bản thân giáo viên phụ trách lớp đóng vai trò rất quan trọng. Nên khi lập kế hoạch họp phụ huynh đầu năm, giáo viên cần chú trọng việc trao đổi, bàn giải pháp giáo dục học sinh thay vì chỉ chăm chăm vào việc thông báo thu các khoản phí. Cần tạo được không khí thân thiện, cởi mở cho buổi họp, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của phụ huynh một cách nghiêm túc. Và hãy là chiếc cầu nối giữa phụ huynh và học sinh bằng cách cho học sinh viết những thông điệp, lời muốn nói gửi đến cha mẹ để phụ huynh hiểu con hơn.
Cần đổi mới họp phụ huynh đầu năm
Họp phụ huynh là cần thiết nếu đó là sự lắng nghe ý kiến đóng góp trao đổi giữa gia đình và nhà trường, nhưng tiếc rằng kịch bản họp phụ huynh năm nào cũng như năm nào không có gì mới cả. Đó là báo cáo thành tích thông báo thu các khoản tiền đầu năm, bầu ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, trường học là chính.
Năm nay là năm thứ ba tôi họp phụ huynh (trực tiếp và trực tuyến) cho con, nội dung họp năm nào cũng như năm nào! Đầu tiên thầy chủ nhiệm lớp thông tin về tình hình lớp học, thành tích của trường năm học qua và phương hướng năm học mới. Tiếp đến là các khoản thu đầu năm học. Sau đó là phần ý kiến của phụ huynh, nhưng thường là không ai ý kiến. Phần cuối cùng là bầu ban đại diện phụ huynh lớp.
Vì sao phụ huynh không ý kiến? Một phụ huynh phân trần: "Muốn nói lắm nhưng nghĩ lại ý kiến của mình cũng không không thay đổi được gì, vì tất cả nhà trường đã quyết rồi, mình có ý kiến cũng vậy thôi, thầy chủ nhiệm đâu có chức năng quyền hạn giải quyết, chưa kể có khi thầy để ý con mình thì không hay". Không biết nhà trường, thầy cô có biết rằng họp phụ huynh, cái chúng tôi cần nghe là những biện pháp thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, việc chăm sóc, bảo vệ giáo dục đạo đức cho học sinh, giúp đỡ học sinh nghèo, vận động học sinh bỏ học trở lại trường… chứ không phải chuyện tiền nong.
Theo tôi, các trường cần thay đổi hình thức lẫn nội dung họp phụ huynh để có chất lượng hơn. Tôi đề nghị cần có cuộc họp đối thoại giữa phụ huynh và hiệu trưởng - người có trách nhiệm cao nhất.
Nếu trường đông phụ huynh, có nhiều khối lớp thì nên thực hiện đối thoại theo khối lớp. Thầy hiệu trưởng sẽ vất vả hơn, tốn thời gian nhưng tin rằng sẽ hiệu quả hơn. Sau các buổi đối thoại này, nhà trường thông báo đến phụ huynh trên bảng tin, trang web của trường hoặc sổ liên lạc học sinh. Tôi tin rằng sự thay đổi này sẽ có tác dụng đến chất lượng họp phụ huynh.
Hoạt động họp phụ huynh thường diễn ra ở các trường mầm non, trường mẫu giáo, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông; trường phổ thông có nhiều cấp học.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT thì các cuộc họp của toàn thể cha mẹ học sinh như sau:
- Đầu năm học, giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh để cha mẹ học sinh cử Ban đại diện học sinh lớp
Trong năm học, tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp 03 lần:
Và tổ chức họp bất thường khi có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu;
Việc tổ chức hay không tổ chức cuộc họp toàn thể cha mẹ học sinh trường do Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.
Như vậy, trong một năm học thì tổ chức họp toàn thể cha mẹ học sinh lớp 03 lần: 01 lần vào đầu năm, 01 lần khi kết thúc học kỳ một và một lần khi kết thúc năm học. Bên cạnh đó nếu có ít nhất 50% cha mẹ học sinh lớp yêu cầu thì có thể tổ chức các cuộc họp bất thường.
Căn cứ theo Điều 2, Điều 3 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT thì Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức trong mỗi năm học, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh đang theo học ở từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục. - Mỗi lớp có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm từ 3 - 5 thành viên, trong đó có trưởng ban và một phó trưởng ban. - Mỗi trường có một Ban đại diện cha mẹ học sinh gồm trưởng ban, các phó trưởng ban và các thành viên thường trực (nếu cần thiết). Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp tổ chức các cuộc họp thường kỳ theo chương trình hoạt động cả năm học và có thể họp bất thường khi có ít nhất 50% số cha mẹ học sinh đề nghị hoặc do trưởng ban Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp quyết định;
Nhiều phụ huynh chưa biết rõ một năm họp phụ huynh mấy lần? (Ảnh minh họa)
Một kế hoạch họp phụ huynh đầu năm, sẽ thường có các nội dung chính bao gồm:
NỘI DUNG HỌP PHỤ HUYNH ĐẦU NĂMNăm học ….. – ….. – Lớp …..
- Thời gian: …h… ngày … tháng … năm 20…
- Thành phần: BGH, GV và toàn thể phụ huynh HS.
- Địa điểm: Trường …………………………………………………………
I. Phần một: Họp chung toàn trường
- Hiệu trưởng báo cáo thông qua kết quả nhà trường đạt được trong năm học qua và kế hoạch năm học này.
- Hiệu phó hướng dẫn công tác BHYT và Bảo việt.
- Hội trưởng hội phụ huynh báo cáo thu chi năm trước và kế hoạch năm học này.
Hôm nay, ngày …/…/20… được sự đồng ý của BGH trường ………………………………lớp ………. tiến hành họp phụ huynh đầu năm, năm học 20… – 20… để thông qua kế hoạch năm học và thông qua các khoản thu đầu năm của trường.
3. Bầu thư ký……………………………………………………………………..
4. Báo cáo tình hình học tập và rèn luyện đầu năm học 20… – 20…
5. Một số chỉ tiêu và biện pháp:
6. Thông qua các khoản thu đầu năm:
Ý kiến của phụ huynh: (Ý kiến của phụ huynh về kế hoạch năm học và các khoản thu đầu năm).
7. Bầu chi hội trưởng hội phụ huynh:
………………………………………………………………………………………………………………
Sau một buổi làm việc khẩn trương. Tôi xin phép được tuyên bố kết thúc buổỉ họp. Xin chân thành các đại biểu và các bậc phụ huynh đã bớt chút thời gian về dự buổi họp đầu năm. Chúc các quý vị đại biểu cùng các bậc phụ huynh sức khoẻ – hạnh phúc – thành công trong công việc.
KỊCH BẢN HỌP PHỤ HUYNHLỚP: ... NĂM HỌC.....
Thời gian: 8h, ngày ... tháng ... năm 20....
Thành phần: Ban giám hiệu, Giáo viên và toàn thể phụ huynh học sinh
- Kiểm diện, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
+ Báo cáo kết quả học tập đạt được năm học trước.......
+ Nhận xét từng học sinh (năng lực, nhận thức, ý thức học tập, rèn luyện)
+ Mục tiêu của năm học...., phương án thực hiện, nhiệm vụ của nhà trường, thầy cô, học sinh, phụ huynh học sinh;
+ Các khoản thu, chi của năm học mới;
Bước 2: Tiến hành báo cáo kết quả năm học..
- Kết quả học tập, rèn luyện của con em học sinh
+ Sĩ số : 45 học sinh; 30 Nam, 15 Nữ
+ Hạnh kiểm: 100% em học sinh đạt hạnh kiểm tốt
+ Học lực: 20 em học sịnh xếp loại học lực giỏi; 23 em học xếp loại học lực khá; 2 em học sinh xếp loại học lực trung bình và không có học sinh xếp loại học lực yếu.
+ Học sinh hoàn thành chương trình Tiêu học: 45 em; đạt 100%
+ Học sinh được khen thưởng: 43 em chiếm 95%
+ Học sinh lên lớp thẳng: 45/45 đạt 100%
- ... Giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi và giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp Quận/Huyện;
+ ... đồng chí có Sáng kiến được công nhận cấp Quận/Huyện, trong đó có ... đồng chí có sáng kiến được công nhận ngành( tỉnh)
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét từng em học sinh trên các tiêu chí năng lực, nhận thức, tố độ, sở trường, ý thức, kết quả,...
Bước 3: Mục tiêu và nhiệm vụ năm học .....
- Nhiệm vụ bên phía nhà trường, giáo viên
+ Triển khai Chương trình hành động của Bộ Giáo dụ và Đào tạo về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và Đào tạo;
+ Tăng cường nề nếp kỷ cương, chất lượng, hiệu quả công tác trong các cơ sở giáo dục tiểu học, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương Hồ Chí Minh;
+ Chỉ đạo quản lí, tổ chức dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng; điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp đặc điểm tâm sinh lý các em học sinh tiểu học; tăng cường giáo dục đạo đức, giáo dục kĩ năng sống cho học sinh;
+ Chỉ đạo triển khai hiệu quả mô hình trường tiểu học mới; triển khai dạy Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình công nghệ giáo dục;
+ Khuyến khích sự sáng tạo, đề cao trách nhiệm của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục;
+ Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả các cuộc vận động và phong trào thi đua học tập, rèn luyện;
+ Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, vận động Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo;
+ Tiếp tục thực hiện sáng tạo các nội dung của phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, xây dựng nhà trường, quản lý lớp học theo mô hình trường tiểu học mới VNEN;
+ Giữ vững quy mô lớp học, cùng lúc nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học;
+ Tăng cường tuyên truyền với các cấp, ngành, các tổ chức xã hội và phụ huynh học sinh về hiệu quả của việc đạt phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3;
+ Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện: Thực hiện nghiêm chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT; Thực hiện tổ chức dạy môn tin học theo chương trình giáo dục phổ thông đối với học sinh lớp 3, 4, 5; Tổ chức linh hoạt các hoạt động dạy học và giáo dục trải nghiệm, tổ chức giao lưu trong lớp, khối lớp và liên khối giữa các trường tiểu học; Thành lập các câu lạc bộ( yêu thích tiếng anh, võ, thể dục, cầu lông, bóng rổ, bóng đá, erobic, cờ vua, nhạc cụ, múa, khiêu vũ, trang trí, vẽ, lịch sử, địa lý,...; Tăng cường đổi mới công tác quản lý, giáo dục học sinh;
- Trách nhiệm của phụ huynh học sinh:
+ Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, nhà trường về tình hình học tập của con em;
+ Phụ huynh học sinh cần làm gương mẫu trong sinh hoạt, cuộc sống của con em;
+ Khen thưởng, xử phạt rõ ràng tuy nhiệm không đánh đập, chửi mắng, trách phạt các em;
+ Tôn trọng thầy cô giáo bằng lời nói và việc làm để giáo dục con em kính thầy, yêu bạn;
+ Lo toàn, đảm bảo điều kiện tốt nhất trong khả năng cho các cháu học tập;
+ Kết hợp với giáo viên duy trì các hoạt động học tập, rèn luyện, giúp đỡ ông bà, cha mẹ ở nhà của các em;
Bước 4: Trình bày Đặc điểm chương trình, phương pháp dạy học và giáo dục của trường, khối nói chung và lớp mình nói riêng( đặc điểm tâm, sinh lý học sinh tiểu học...)
Bước 5: Các hình thức liên lạc, trao đổi, kết nối giữa phụ huynh học sinh và phía nhà trường, giáo viên.
Việc liên lạc trao đổi giữa phụ huynh và bên phía giáo viên chủ nhiệm, Nhà trường là hết sức quan trọng
+ Hướng dẫn phụ huynh học sinh sử đụng Sổ liên lạc điện tử ( phụ huynh học sinh cung cấp số điện thoại chính xác, trường hợp thay đổi cần báo ngay với giáo viên chủ nhiệm để sửa đổi)
+ Các hình thức liên lạc khác như: Gặp trực tiếp, thông qua các phương tiện liên lạc, qua chi hội cha mẹ học sinh lớp, thông qua Hội cha mẹ học sinh của trường;
Bước 6: Trình bày các khoản phụ huynh học sinh và học sinh phải mua sắm, đóng góp và các khoản ủng hộ XHHGD năm học 2023 - 2024
Lấy ý kiến và thông qua các khoản thu, chi, dự thu, dự chi trong năm học
Tôi xin phép được tuyên bố kết thúc cuộc họp. Xin chân thành cảm ơn các đại biểu và các bậc phụ huynh đã dành thời gian để tham dự buổi họp đầu năm. Chúc các quý vị đại biểu cùng các bậc phụ huynh sức khỏe - hạnh phúc - thành công trong công việc.