Thực đơn đang được cập nhật ...
Thực đơn đang được cập nhật ...
Chương trình đào tạo ngành Ẩm thực tại Pháp thường kéo dài từ 2 đến 4 năm, tùy vào bậc học và chuyên ngành lựa chọn. Các chương trình học tập trung vào các nội dung chính sau:
Học phí du học Pháp ngành Ẩm thực dao động từ 10.000 đến 20.000 euro/năm, tùy vào trường học và chương trình lựa chọn. Một số trường có thể cung cấp học bổng cho sinh viên quốc tế có thành tích học tập xuất sắc hoặc có hoàn cảnh khó khăn.
Pháp nổi tiếng với nền văn hóa ẩm thực lâu đời và tinh tế, do đó, đây là điểm đến lý tưởng cho những ai đam mê nấu nướng và muốn theo đuổi sự nghiệp trong ngành Ẩm thực. Dưới đây là một số trường đào tạo ngành Ẩm thực uy tín tại Pháp:
Le Cordon Bleu là trường dạy nấu ăn danh tiếng nhất thế giới với hơn 125 năm kinh nghiệm đào tạo. Trường có trụ sở chính tại Paris và chi nhánh ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. Le Cordon Bleu cung cấp đa dạng các chương trình đào tạo ngành Ẩm thực dành cho mọi trình độ, từ ngắn hạn đến dài hạn, từ cơ bản đến nâng cao.
École Ducasse là trường Ẩm thực được thành lập bởi đầu bếp Alain Ducasse – một trong những đầu bếp danh tiếng nhất thế giới. Trường có trụ sở chính tại Paris và chi nhánh ở nhiều quốc gia khác trên thế giới. École Ducasse cung cấp các chương trình đào tạo ngành Ẩm thực chất lượng cao, tập trung vào kỹ thuật nấu nướng hiện đại và sáng tạo.
Lycée Jean Drouant là trường trung học chuyên ngành Ẩm thực uy tín tại Pháp. Trường có trụ sở chính tại Paris và đào tạo học sinh từ cấp 3 đến đại học. Lycée Jean Drouant cung cấp chương trình đào tạo bài bản, kết hợp lý thuyết và thực hành, giúp học sinh có được nền tảng kiến thức và kỹ năng vững vàng về Ẩm thực.
Institut Paul Bocuse là trường Ẩm thực được thành lập bởi đầu bếp Paul Bocuse – “Vua đầu bếp” của Pháp. Trường có trụ sở chính tại Lyon và đào tạo sinh viên ở mọi cấp độ, từ ngắn hạn đến dài hạn, từ cơ bản đến nâng cao. Institut Paul Bocuse cung cấp chương trình đào tạo hiện đại, kết hợp kiến thức truyền thống và kỹ thuật nấu nướng hiện đại.
e. Université Paris 1 Panthéon-Sorbonne
Université Paris 1 Panthéon-Sorbonne là trường đại học danh tiếng tại Pháp, có khoa Ẩm thực cung cấp chương trình đào tạo cử nhân và thạc sĩ về Ẩm thực. Chương trình đào tạo của trường tập trung vào nghiên cứu khoa học về Ẩm thực, lịch sử Ẩm thực và văn hóa Ẩm thực.
a. Nhu cầu cao về nhân lực Ẩm thực
Ngành Ẩm thực tại Pháp luôn sôi động với nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao do:
b. Mức lương và chế độ đãi ngộ hấp dẫn
Làm việc trong ngành Ẩm thực tại Pháp, bạn sẽ được hưởng mức lương và chế độ đãi ngộ cạnh tranh:
c. Môi trường làm việc chuyên nghiệp
Làm việc trong ngành Ẩm thực tại Pháp, bạn sẽ được trải nghiệm môi trường làm việc chuyên nghiệp:
Ngành Ẩm thực tại Pháp chào đón mọi ứng viên với trình độ và kinh nghiệm khác nhau:
Với niềm đam mê, kỹ năng và sự nỗ lực, du học Pháp ngành Ẩm thực sẽ mở ra cánh cửa đến với tương lai rực rỡ cho bạn. Nơi đây hứa hẹn mang đến cho bạn cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn, mức thu nhập cao và môi trường làm việc chuyên nghiệp, giúp bạn biến đam mê Ẩm thực thành hiện thực
Ẩm thực Hàn Quốc theo mùa. Hàn Quốc là quốc gia có khí hậu ôn đới với bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt. Hàn Quốc xuất phát điểm là một quốc gia nông nghiệp, sản xuất. Đời sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên. Chịu sự ảnh hưởng của nền văn hóa Phương Đông. Và con người áp dụng nguyên lý “Âm dương ngũ hành” vào mọi mặt trong đời sống.
Trong mọi món ăn truyền thống Hàn Quốc luôn thấm đượm hương vị của đất trời thiên nhiên. Hòa với khí trời khác biệt của từng mùa, người Hàn chế biến và thưởng thức món ăn phù hợp theo khí hậu của từng mùa đó. Không chỉ mang lại cảm giác ngon miệng mà còn có ích cho sức khỏe.
Mùa xuân tại Hàn Quốc kéo dài từ khoảng tháng 3 đến hết tháng 5. Vào thời gian này nhiệt độ trung bình dao động 5~17 độ C, thời tiết khá mát mẻ, dễ chịu. Đây cũng là thời điểm nguồn hải sản, rau củ, trái cây,… ở Hàn Quốc rất phong phú và đa dạng.
Bạch tuôc con có kích thước từ 10cm đến 20cm với các tua đều dài bằng nhau. Thịt của chúng rất mềm và ngọt. Đặc biệt sẽ ngon hơn nếu thưởng thức những con bạch tuộc có trứng. Trứng có hình dáng và kích cỡ bằng hạt gạo, vị béo ngậy rất đặc trưng. Bạch tuộc con sinh sản và ngon nhất vào tháng 3~5. Loại bạch tuộc này chứa nhiều các loại axit béo không bão hòa, giúp giảm hàm lượng cholesterol; hồi phục mệt mỏi. Jjukkumi ăn ngon nhất khi luộc sơ qua rồi trộn với tương ớt dấm (초고추장).
Cua tuyết thường sống ở đáy cát hoặc bùn và ở nơi nhiệt độ nước thấp. Chúng phân bố Bắc Thái Bình Dương, Tây Bắc Đại Tây Dương, bờ biển phía Đông của Hàn Quốc, Nhật Bản,…Vì sống nơi lạnh, nên vỏ cua cứng, chân dài để di chuyển nhanh và gọn hơn. Chân cua tuyết có nhiều thịt, vị ngọt thanh tự nhiên. Người Hàn Quốc thường hấp cua ăn cùng với cơm, miến,…
Nơi nổi tiếng nhất về cua tuyết chính là Yeongdeok. Có thể nói cua tuyết là một đặc sản của nơi đây. Chính lý do đó, giá bán ở Yeongdeok cũng rẻ hơn so với những nơi khác. Ngoài ra, nếu bạn ở Seoul thì có thể đến Noryangjin hoặc Soraepo-gu (Incheon), Jagachi (Busan).
Nói đến ẩm thực Hàn Quốc không thể nào không nhắc đến Bibimbap. Mặc dù người Hàn quanh năm đều ăn nhưng Bibimbap lại đa dạng hơn vào mỗi dịp xuân về. Mùa xuân, mùa của sự đâm chồi nảy lộc, rau củ quả phong phú và đa dạng hơn. Do đó khiến cho món Bibimbap cũng trở nên đặc biệt hơn các mùa khác. Món cơm trộn sử dụng nhiều loại rau củ như: cà rốt, giá đỗ, dưa chuột, nấm đông cô, bí ngòi, cải bó xôi, kim chi,… trộn cùng sốt tương ớt. Đây là món ăn giàu dinh dưỡng trong mỗi mùa xuân.
Bên cạnh món Bibimbap được làm từ nhiều loại rau củ, người Hàn cũng tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào này để chế biến nên các món súp. Những món nước như súp rau củ quả không những bổ dưỡng mà còn thanh mát cho cơ thể.
Mùa xuân Hàn Quốc cũng chính là mùa của những quả dâu tây chín mọng với hương vị ngọt dịu khiến bạn không thể kìm lòng. Mùa thu hoạch dâu kéo dài từ tháng 3 đến hết tháng 4. Dâu được trồng nhiều nhất ở khu vực Jeollanam, Gyeongsangnam, Chungcheongnam.
Mùa hè ở Hàn Quốc kéo dài từ tháng 6 đến hết tháng 8. Thời tiết vào mùa này khá nóng nực và oi bức, có khi lên đến 39-40 độ C. Vì thế, người Hàn Quốc chú trọng đến những món ăn thanh mát giúp thanh nhiệt cơ thể cũng như bồi bổ sức khỏe dưới tiết trời mùa hè.
Mì lạnh là món ăn được người dân Hàn Quốc yêu thích nhất mùa hè. Ngoài ra, cả du khách cũng vô cùng ưa chuộng bởi hương vị thanh mát thích hợp để giải nhiệt. Những sợi mì được làm từ bột kiều mạch hoặc khoai tây, khoai lang,… kết hợp với nước súp lạnh đặc trưng. Thêm vài lát lê, dưa chuột cùng với thịt và trứng luộc tạo nên món ăn hấp dẫn mọi thực khách.
Để bổ sung nguồn năng lượng đã mất đi do tiết nhiều mồ hôi, người dâHàn thường tẩm bổ cơ thể bằng món gà hầm sâm. Đây là một món ăn giàu năng lượng và có giá trị dinh dưỡng cao. Gà sau khi sơ chế lấy hết phần nội tạng rồi cho vào bên trong những nguyên liệu như: gạo nếp ngâm nở, táo đỏ, hạt dẻ, hạt bạch quả, nhân sâm,… Sau đó hầm gà với nước dùng được nấu với gừng, củ cải, cam thảo, hoàng kỳ, hành hoa và tỏi.
Đây là phương thức “ấy độc trị độc” (이열치열) của người Hàn khi ăn một món nóng vào mùa hè oi bức.
Món nướng được yêu thích nhất vào mùa hè là lươn nướng. Lươn là một loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng, chứa nhiều vitamin và các khoáng chất tốt cho cơ thể. Cách chế biến lươn cũng khá đơn giản, có 2 cách thường áp dụng. Cách 1: ướp lươn với tiêu, đường, nước tương, tỏi băm, gừng, dầu mè sau đó nướng lên. Cách 2: chỉ ướp lươn với muối rồi nướng. Dù là cách nào thì thịt lươn vẫn rất ngọt và ngon.
Bingsu là một món tráng miệng được ưa chuộng ở nhiều quốc gia, không chỉ riêng Hàn Quốc. Với vẻ ngoài bắt mắt cùng hương vị thanh mát đã tạo nên sức hút cho món đá bào kem tuyết này. Hiện nay có rất nhiều loại bingsu như: Mango Coconut Bingsu, Dinosaur Egg Chocolate Ice Flakes, Bibimbap Bingsu, Fire Bingsu, Macaron Bingsu,…
Mùa thu ở Hàn Quốc kéo dài từ tháng 9 đến tháng 11. Mùa thu có khí hậu mát mẻ và dễ chịu nhất trong năm. Nhiệt độ trung bình dao động từ 11 đến 19 độ C. Do đó những món ăn vào mùa này cũng không phụ thuộc quá nhiều vào các nguyên tắc để cân bằng nhiệt độ trong cơ thể.
Songpyeon được biết đến là bánh Trung thu Hàn Quốc. Khác với bánh Việt Nam, Trung Quốc, Songpyeon có hình bán nguyệt, biểu tượng cho sự sinh sôi và nảy nở. Vỏ bánh thường được làm từ gạo tẻ hoặc gạo nếp. Nhân bánh có thể là đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, hạt dẻ hay là vừng… Sau khi nặn xong, bánh được cho vào xửng và hấp cùng lá thông để tạo hương vị thanh khiết.
Người Hàn quan niệm rằng ai nặn bánh Songpyeon đẹp thì sẽ tìm được bạn đời như ý. Những người phụ nữ đã lập gia đình thì sẽ sinh được những đứa con xinh xắn.
Loại ghẹ này sinh sản nhiều nhất vào tháng 6~8 hàng năm. Chiều dài cơ thể 8-9 cm và chiều rộng 16-19 cm. Ghẹ chủ yếu sống đáy biển sâu 20-30 m và thường vùi mình vào cát. Người Hàn thường hấp ghẹ hoặc nấu súp cay. Đặc biệt, một món ăn làm nên tên tuổi Hàn Quốc là ghẹ ngâm tương (게장). Ghẹ sống ngâm với nước tương, kèm theo các loại gia vị.
Tôm Jumbo được đánh bắt tự nhiên ngoài biển nên thịt tôm chắc, dai và ngọt. Có nhiều cách để chế biến tôm như: luộc, hấp, chiên, nướng,… Nhưng để thưởng thức nguyên vẹn vị ngon của tôm, người ta thường đun nóng một nồi lớn rồi rắc muối biển nguyên hạt vào và nấu tôm trong khoảng 10 phút cho đến khi chuyển đỏ.
Cá mòi chấm là một loại cá ngon thượng hạng với vị béo và thơm. Vào mùa thu, cá tích trữ nhiều chất dinh dưỡng để chuẩn bị cho một mùa đông dài và giá lạnh. Chính vì thế, đây là thời điểm tốt nhất để thưởng thức món ăn này.
Có rất nhiều cách để chế biến cá mòi. Các lứa cá thu hoạch vào cuối hè đầu thu thích hợp để ăn sống và gói trong rau diếp chấm cùng nước chấm tỏi ớt. Ngoài ra có một cách ăn khá đơn giản nhưng rất ngon, là ướp cá mòi với ít muối và đem nướng.
Nấm thông được ví như là món quà mùa thu tại xứ sở kim chi. Nấm phát triển tốt nhất khi sống cùng cây thông và ngon nhất nếu thu hoạch vào mùa thu. Nấm thông có giá trị dinh dưỡng cao, tốt cho việc ngăn ngừa lão hóa và các bệnh dạ dày. Đặc biệt còn có công dụng trong việc phòng chống ung thư. Tuy nhiên loại nấm này khá đắt vì chúng không thể trồng đại trà mà chủ yếu sống ngoài thiên nhiên.
Bạn có thể thái lát nấm thông thành từng miếng rồi đem nướng. Hoặc có thể kết hợp với nhiều loại nguyên liệu khác tạo nên những món ăn tuyệt vời.
Hồng là loại trái cây nổi tiếng của Hàn Quốc và là trái cây chính trong mùa thu. Tùy vào cách chế biến hồng mà có nhiều tên gọi khác nhau:
Hồng thường được ăn ngay, không cần phải qua đun nấu. Hongsi có thể để đông lạnh sau đó gọt vỏ và dùng như các loại hoa quả khác hoặc ăn giống như kem. Hồng còn được chế biến thành mứt hay salad. Loại quả này có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Chúng có tác dụng trong việc tăng cường hệ miễn dịch, chống ung thư, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm huyết áp.
Lê được thu hoạch nhiều vào mùa thu. Những quả lê to có vị ngọt thanh và mọng nước là món tráng miệng không thể thiếu trong mọi bữa ăn. Do hàm lượng nước cao nên lê Hàn Quốc có lượng calo thấp, hỗ trợ giảm cân. Ngoài ra còn giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch, tiểu đường, cải thiện sức khỏe xương, tăng cường hệ miễn dịch.
Lê thường được bóc vỏ và thưởng thức như một món tráng miệng hoặc một món ăn nhẹ. Thậm chí lê còn được chế biến thành món salad và được sử dụng như một chất làm ngọt trong quá trình nấu và ướp.
Cây ngân hạnh được xem là biểu tượng của mùa thu Hàn Quốc. Cây ngân hạnh có lá hình quạt, đến mùa thu lá đổi sang màu vàng. Quả ngân hạnh khi rụng có mùi rất thối nhưng từ xa xưa đây được xem là loại thuốc dân gian. Và cũng là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng.
Vào mùa thu, bạn sẽ thường xuyên bắt gặp hình ảnh những cửa hàng ven đường nướng quả ngân hạnh để bán tại Hàn Quốc.
Trong tiết trời se lạnh của mùa thu tại xứ sở Kim Chi, hạt dẻ bắt đầu cho quả và chỉ sau khoảng vài tuần sẽ thu hoạch được. Hạt dẻ mùa thu vừa chắc thịt lại vừa rất ngậy và béo. Hạt sau khi được nhặt sẽ đem nướng và có thể thưởng thức được ngay mà không cần chế biến quá cầu kỳ.
Cháo bí ngô là một món cháo truyền thống của Hàn Quốc được chế biến từ bí ngô hấp và gạo nếp được ngâm trong nước. Hương vị ngọt thanh tự nhiên từ quả bí cùng sắc vàng nhẹ càng làm món ăn này thêm hấp dẫn. Còn gì tuyệt vời bằng khi dưới tiết trời se se lạnh của mùa thu lại được thưởng thức một tô cháo bí ngô nóng hổi như thế này.
Mùa đông Hàn Quốc kéo dài từ tháng 12 đến tháng 2. Thời tiết mùa đông vô cùng lạnh và khô với nhiệt độ trung bình dao động từ -8 đến 0 độ C. Thậm chí là có tuyết rơi. Vào mùa đông, người Hàn và cả du khách đều yêu thích những thức ăn nóng và cay để làm ấm cơ thể. Vì thế đây là cơ hội cho ẩm thực đường phố lên ngôi. Dưới tiết trời mùa đông giá lạnh, dạo quanh những con phố ẩm thực Hàn Quốc nghi ngút khói và tràn ngập mùi thơm cũng đủ khiến bạn không khỏi kiềm lòng.
Đây là một món ăn đường phố quen thuộc của người dân Hàn Quốc. Hotteok được là từ bột mì, phần nhân với nhiều loại hạt như: hạnh nhân, óc chó, hat bí, hạt dẻ,… Vỏ bánh bên ngoài giòn tan, hòa quyện cùng nhân bánh béo ngậy của các loại hạt chính là sức hút của món ăn bình dân này.
Món bánh này được làm từ nguyên liệu chính gồm bột và trứng. Ngày nay có nhiều phiên bản bánh cho thêm: phô mai, thịt nguội,… Bạn có thể dễ dàng tìm mua món bánh này dọc theo những con phố ẩm thực Hàn Quốc.
Bánh cá chắc hẳn đã không còn xa lạ với các bạn trẻ Việt Nam. Những chiếc bánh nóng hổi hình cá xinh xắn. Bên trong là nhân đậu đỏ ngọt mịn chắc hẳn sẽ làm xiêu lòng bất cứ thực khách khó tính nào. Bánh cá cũng ngày càng được cải tiến với nhân: socola, matcha, custard, khoai lang,…
Nguyên liệu chính của món ăn này dĩ nhiên là bánh gạo. Sau đó, cho sốt vào bánh gạo cùng với chả cá, hành tây, hành baro, bắp cải, cà rốt và ớt đỏ rồi nấu lên. Món bánh gạo này hấp dẫn bởi phần nước sốt ớt đỏ cay cay ngọt ngọt.
Chả cá là một trong những món ăn đường phố nổi tiếng ở Hàn Quốc. Món ăn này rất được ưa chuộng trong mùa đông. Giữa tiết trời lạnh mà được thưởng thức những xiên chả cá bốc khói nóng hổi với mùi thơm hấp dẫn thì còn gì tuyệt vời hơn. Có nhiều cách để chế biến chả cá, nhưng phổ biến nhất vẫn là nấu lẩu hoặc xào cay. Những xiên chả cá được nấu trong nồi nước dùng ngọt thanh nóng hầm hập. Ăn cùng với ttokbokki cay nồng lúc nào cũng có sức hấp dẫn đặc biệt khó chối từ.
Khoai lang là món ăn dân dã không những ngon mà còn rất tốt cho sức khỏe. Khoai lang Hàn Quốc thường nhỏ nhưng vị rất ngọt. Khoai có màu vàng đậm và khi ăn nóng thì rất thơm. Do đó, không những người dân mà các du khách khi tới đây rất muốn thưởng thức món ăn dân dã mà hấp dẫn này.
Gà được hầm cùng các nguyên liệu như: hành tây, khoai lang, cà rốt, ớt hàn và miến,… tạo nên món ăn đầy hấp dẫn. Điều quyến rũ nhất trong món gà hầm này chính là nước sốt đặc biệt được chế biến từ đậu nành, siro, ngô, đường, và hạt tiêu.
Món thịt nướng mùa nào cũng được yêu thích nhưng ăn vào mùa đông thì tuyệt nhất. Bởi lẽ cảm giác được ngồi bên lò nướng ấm áp cùng mùi thịt nướng lan tỏa trong không khí giá lạnh. Thịt nướng Hàn Quốc được tẩm ướp với những loại gia vị đặc trưng, ăn kèm với kim chi, lá kim, tỏi ngâm,…
Mandu hay còn gọi là màn thầu ngoài món hấp thì còn được nấu canh. Nhân màn thầu có thịt, đậu phụ, kim chi và các loại rau khác. Màn thầu được nấu trong nước dùng từ thịt bò hầm. Món canh vô cùng được ưa chuộng vào những ngày cuối năm.
Hàn Quốc còn được gọi bằng cái tên thân thương là Xứ sở Kim chi. Cái tên dường như đã nói lên tất cả. Trong mọi bữa ăn của người Hàn, đều có sự hiện diện của Kim chi. Tùy theo từng mùa mà người Hàn Quốc có các cách chế biến khác nhau.
Vào mùa đông phần lớn người Hàn sẽ dùng kim chi để nấu canh. Món canh kim chi vừa cay vừa nóng thích hợp để sưởi ấm cơ thể trong những ngày đông lạnh giá. Với các nguyên liệu như: kim chi cải thảo, khoai tây, đậu hũ, thịt heo hay hải sản,… nấu chín lên cho thêm gia vị và nêm nếm cho vừa ăn là bạn đã có ngay một món canh kim chi ngon tuyệt vời.
Zila là trung tâm chuyên về du học Hàn Quốc và luyện thi Topik có trụ sở tại Hồ Chí Minh. Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn du học Hàn Quốc, Zila là một trong những trung tâm du học Hàn Quốc uy tín nhất hiện nay. Gần như tất cả thông tin du học Zila đều có thể giải đáp và cung cấp đến học viên và phụ huynh. Bất kỳ thắc mắc về điều kiện du học Hàn Quốc, trường đại học Hàn Quốc, chi phí du học Hàn Quốc, học bổng du học Hàn Quốc… đều được đội ngũ Zila tư vấn một cách tận tình. Liên hệ ngay Zila để được giải đáp mọi thông tin một cách ĐẦY ĐỦ, CHÍNH XÁC và MIỄN PHÍ. Hoặc bạn có thể xem thêm Dịch vụ tại Zila Education.
☞ CN1: ZILA – 18A/106 Nguyễn Thị Minh Khai, P. Đakao, Q.1, TP. HCM ☎ Hotline CN1: 028 7300 2027 hoặc 0909 120 127 (Zalo)
☞ CN2: ZILA – Tầng 3 (KVAC), 253 Điện Biên Phủ, P.7, Q.3, TP. HCM ☎ Hotline CN2: 028 7300 1027 hoặc 0969 120 127 (Zalo)
Email: [email protected] Website: www.zila.com.vn Facebook: Du học Hàn Quốc Zila
“Bánh gạo Hàn Quốc” là một trong những món ăn truyền thống nổi tiếng của đất nước này với nhiều loại hình và hương vị phong phú. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ được tìm hiểu về các loại bánh gạo Hàn Quốc phổ biến nhất, từ bánh gạo truyền thống như Tteokbokki, bánh gạo đậu đen Injeolmi, đến những loại bánh gạo mới lạ như bánh gạo Yasik, hầu hết các loại bánh gạo dưới đây đều được dùng trong các dịp lễ, tết truyền thống tại xứ xở kim chi nên chắc chắn bạn sẽ có nhiều trải nghiệm ẩm thực thú vị khi thưởng thức các món bánh gạo này!
Chapssaltteok là món bánh gạo truyền thống của Hàn Quốc, với nguyên liệu chính là gạo nếp và bột đậu đỏ. Thông thường, Chapssaltteok sẽ có lớp vỏ màu trắng, vị dai dai. Món bánh này cũng thường sử dụng để làm món tráng miệng trong các bữa tiệc tại Hàn.
Bánh gạo Garaetteok đặc trưng với hình trụ dài, cũng là một trong những loại bánh gạo phổ biến tại Hàn Quốc. Bạn có thể dùng riêng, hoặc kết hợp loại bánh gạo này cùng các nguyên liệu khác, tạo thành những món ăn ngon, phổ biến như “tteokbokki”, xiên “tteok kkochi” cay…
Songpyeon là loại bánh thường được người Hàn Quốc tặng nhau vào mỗi dịp Tết trung thu. Bởi hình bán nguyệt của bánh thể hiện cho ý nghĩa trăng khuyết rồi sẽ tròn, mọi việc rồi sẽ tròn đầy, suôn sẻ. Vỏ bánh được làm từ bột gạo, nhân bánh thường làm từ đậu xanh, đậu đỏ, bột mè…
Bánh gạo Injeolmi là món bánh gạo thơm ngon và thường được thưởng thức trong những dịp đặc biệt tại Hàn Quốc. Loại bánh này có thể được chế biến từ các nguyên liệu như gạo nếp, đậu nành, đậu đỏ…,khi ăn cắt thành từng miếng hình chữ nhật có kích cỡ vừa ăn.
Gyeongdan cũng là một cái tên không thể thiếu trong số những loại bánh gạo ngon tại Hàn Quốc. Bánh có hình dạng và hương vị khá giống món bánh gạo Chapssaltteok. Điểm khác biệt là món bánh này có phần vỏ được làm từ bột gạo mềm, phần nhân phía trong làm từ đậu đỏ ngọt. Sau đó, bánh sẽ được luộc chín và phủ lên trên các loại bột nhiều màu sắc khác nhau.
Yaksik cũng là loại bánh gạo thường được người Hàn thưởng thức trong các dịp lễ đặc biệt. Bánh này thường được ăn ngay khi còn nóng và dẻo, khi bánh nguội sẽ được cắt thành nhiều miếng nhỏ hơn. Nguyên liệu chính để tạo nên món bánh này là gạo nếp, mật ong, hạt thông.
Sirutteok là một loại bánh gạo lâu đời tại Hàn Quốc và ngày nay vẫn thường được sử dụng trong những dịp đặc biệt tại đây. Bánh được chế biến từ gạo nếp và đậu đỏ, ngoài ra còn được phủ thêm các loại đậu, hạt khác hoặc trái cây.
Baekseolgi được chế biến từ bột gạo, đường, nước và muối, có vị mềm và dai khi ăn. Đặc trưng của món bánh này chính là bánh có màu trắng, tượng trưng cho sự thuần khiết, trong trẻo và ngây thơ. Vì thế vào những dịp kỷ niệm 100 ngày em bé chào đời, người Hàn Quốc thường chuẩn bị món bánh này.
Jeolpyeon là món bánh gạo phổ biến, thường được sử dụng như món ăn ngọt thường ngày tại Hàn Quốc, hoặc được chuẩn bị trong các buổi tiệc trà đạo.
Bánh có hình dạng dẹt, được hấp từ gạo nếp. Jeolpyeon có vị ngọt đậm, người ta thường quét lên bánh một lớp dầu mè trước khi ăn để bánh có hương vị thơm ngon hơn.
Jeungpyeon là loại bánh gạo được làm từ gạo nếp, đường, men và cả rượu makgeolli. Chính điều này đã tạo nên hương vị hơi chua, vô cùng độc đáo cho món bánh. Jeungpyeon thường được trang trí bằng một ít táo tàu, hạt thông hoặc các loại hạt khác.
Ggultteok cũng là một loại bánh gạo nổi tiếng tại Hàn Quốc, với màu sắc đầy hấp dẫn. Các viên tròn trịa được nặn một cách vừa ăn, bao bọc phần nhân vừng bên trong của bánh. Món bánh này thường được ăn kèm cùng mật ong, tăng thêm hương vị thơm ngon cho bánh.
Nền ẩm thực truyền thống Hàn Quốc đã xây dựng được bản sắc riêng của mình một phần là nhờ vào bộ sưu tập những chiếc bánh làm từ nguyên liệu gạo và ngũ cốc là những nguyên liệu quý báu nhất của dân tộc Hàn nói riêng và con người châu Á nói chung. Bánh gạo nằm trong danh sách những món ăn ngày Tết Hàn Quốc trong suốt một năm, đủ để thấy được tầm quan trọng của nó trong nền ẩm thực truyền thống Hàn Quốc.
Trong văn hoá đời sống thường ngày, bánh gạo Hàn Quốc còn là món ăn mà người dân mang tặng cho hàng xóm khi họ vừa chuyển nhà tới một nơi ở mới như là một món quà chào hỏi giữa người mới và người dân đã sống ở đó từ trước.
Trên đây là thông tin về những loại bánh gạo Hàn Quốc ngon và phổ biến tại nơi đây. Nếu có dịp du lịch Hàn Quốc, bạn hãy thử thưởng thức những món bánh gạo thơm ngon này nhé!
______________________________________________________________________________
DU HỌC HÀN QUỐC JPSC ĐÀ NẴNG – Trung tâm đại diện của nhiều trường Đại học Hàn Quốc tại Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 08, số 295 Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Bình, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: [email protected]
Website: https://duhochandanang.edu.vn/