Thu Phí Rác Thải Theo Khối Lượng

Thu Phí Rác Thải Theo Khối Lượng

(sửa đổi) vừa được Quốc hội (QH) thông qua tại Kỳ họp thứ 10 QH khóa XIV.

(sửa đổi) vừa được Quốc hội (QH) thông qua tại Kỳ họp thứ 10 QH khóa XIV.

Người dân có thể được thêm tiền từ rác thải

Trước đây, TP.HCM đã từng tính đến phương án tính phí

theo khối lượng để giải quyết bất cập “cào bằng” giữa các hộ xả rác ít và hộ xả rác nhiều. Tuy nhiên, việc thực hiện còn gặp nhiều khó khăn nên TP đã nghiên cứu để tính một mức giá sàn chung cho việc thu gom rác dựa trên cơ sở mức phát thải bình quân đầu người (quy chuẩn VN năm 2010 của Bộ Xây dựng ban hành) là 0,8 kg/người/ngày để tính lượng rác thải bình quân

mỗi hộ (5 người) là 120 kg/tháng. Từ đầu năm nay, TP chính thức áp dụng mức giá mới, phí thu gom và vận chuyển rác tối đa mỗi hộ dân phải trả là 48.480 đồng/tháng, tăng gần gấp 3 so với mức 15.000 - 20.000 đồng/hộ/tháng trước đó. Vì thế, ngay khi luật Bảo vệ môi trường sửa đổi được QH bấm nút thông qua, không ít người lo ngại cách tính mới sẽ tác động đến túi tiền, ảnh hưởng tới kinh tế, đời sống của người dân.

Về vấn đề này, trong luật Bảo vệ môi trường sửa đổi có nêu: Nếu thực hiện phân loại rác tốt thì với loại rác tái chế được, người dân sẽ không phải trả tiền thu gom, xử lý mà chỉ trả tiền phần doanh nghiệp phải đầu tư để xử lý.

Một chuyên gia độc lập về rác thải phân tích: Nếu có thể áp dụng triệt để việc phân loại tại nguồn, thu phí xử lý rác theo khối lượng, người dân sẽ được hưởng lợi. Hiện nay rác thải trộn lẫn linh tinh đủ thứ, chi phí để xử lý, phân loại, chôn lấp... rất tốn kém. Trong khi đó, nếu phân loại bài bản, những rác thải có thể tái chế, trở thành nguyên liệu sản xuất có thể đem bán cho những cơ sở sản xuất,

, hoặc bán đồng nát... không những không phải đóng phí xử lý, thu gom mà còn được thêm tiền.

TS Nguyễn Trung Việt, chuyên gia độc lập về chất thải rắn, thông tin mỗi năm, chỉ riêng tiền thu gom, vận chuyển rác đã “ngốn” của ngân sách TP.HCM khoảng 1.000 tỉ đồng, chi phí cho xử lý cũng tương đương. Trong khi đó, nếu thu đúng, thu đủ, cương quyết thì mỗi năm chỉ riêng TP.HCM có thể thu về khoảng 700 - 800 tỉ đồng từ việc thu gom rác thải. “Quan trọng nhất là có chính sách, cơ chế khuyến khích phân loại, tái chế... hỗ trợ để nhận được sự hợp tác từ người dân”, ông Việt nhấn mạnh.

Thu phí rác theo khối lượng gắn với phân loại rác tại nguồn

Theo thống kê thì hiện nay có khoảng 50.000 tấn rác xả ra mỗi ngày, trong đó 90% là rác thải sinh hoạt. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai địa phương dẫn đầu với khoảng 8000-9000 tấn mỗi ngày. Việc xử lý rác thải chủ yếu vẫn bằng hình thức chôn lấp.

Theo bà Đỗ Vân Nguyệt, Giám đốc Live & Learn, Trung tâm Sống và Học tập Vì Môi trường và Cộng đồng, nguồn rác thải khổng lồ thải ra mỗi ngày đang ảnh hưởng lớn tới môi trường. Trước hết về quy hoạch đô thị, việc chôn lấp rác thải sẽ dẫn tới tình trạng thiếu đất chôn lấp. Hệ quả thấy rõ khi năm nào cũng vài lần xảy ra tình trạng cư dân ở gần những khu chôn lấp rác tập trung tổ chức ngăn xe vào đổ rác. Xét về cảnh quan môi trường, rác thải chôn lấp gây ô nhiễm cả đất, nước, không khí. Điều này có thể thấy rõ ràng hơn ở các khu đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.

Một tác động nữa từ việc chôn lấp rác thải đó là chi phí không nhỏ từ ngân sách. Theo nghiên cứu của World Bank năm 2018 cho thấy, chi phí thực tế hiện tại trên một tấn rác thải ước tính là tổng chi phí là 39 USD tại Hà Nội (24 USD cho thu gom, 11 USD cho vận chuyển và 4 USD cho chôn lấp), tương đương khoảng 900 nghìn đồng. Trong khi đó, mức phí trung bình cho mỗi hộ gia đình ở Hà Nội là 26.500 đồng/hộ/tháng hoặc 218.630 đồng/tấn. Như vậy, phần chênh lệch buộc ngân sách địa phương phải bù lại, bao cấp.

Thu phí rác thải theo khối lượng được nhiều nước tiên tiến thực hiện và về lâu dài sẽ tác động giảm lượng rác thải. Theo bà Vân Nguyệt, để làm được điều này cần phải phân loại rác thải tại nguồn. Rác có thể tái sử dụng. Phần không sử dụng được chiếm tỉ lệ nhỏ hoàn toàn có khả năng tính khối lượng. Đây chính là căn cứ để tính phí phải đóng cho người xả thải.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, việc phân loại rác tại nguồn còn gặp nhiều khó khăn. Từ thực tế, bà Bùi Thị An, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII chỉ ra một số nguyên nhân. Trước hết từ phía người dân, do thói quen đổ chung tất cả rác thải vào cùng một thùng hay có thể chưa có kinh nghiệm cũng như kỹ năng phân loại rác. Các đơn vị thực hiện công tác thu gom rác cũng chưa có xe riêng cho từng loại rác. Điều này dẫn tới tình trạng ở nhiều nơi người dân ý thức phân loại nhưng khi thu gom lại gom lẫn lộn. Chính điều thế, việc thu phí theo khối lượng rác xả thải bị đa số người dân cho rằng bất khả thi.

3 năm có đủ để Luật đi vào cuộc sống?

Luật Bảo vệ Môi trường, tại khoản 7 của điều 79 đã quy định cụ thể: Việc thu phí rác thải sinh hoạt theo khối lượng sẽ được thực hiện chậm nhất trước ngày 31/12/2024. Luật đề ra mốc thời gian này bởi xét theo thực tế, nếu áp dụng luôn phương thức tính phí mới, nhiều địa phương sẽ chưa có điều kiện thực hiện.

Tuy nhiên, theo bà Đỗ Vân Nguyệt khoảng thời gian 3 năm để chúng ta triển khai luật trên thực tế chỉ khả thi khi có các điều kiện đủ và cần. Yêu cầu tiên quyết nằm ở việc tổ chức khoa học, bài bản, khẩn trương, quyết tâm của cả lãnh đạo, doanh nghiệp và sự tham gia của người dân cũng như doanh nghiệp sản xuất, chủ nguồn xả thải. Cần tính sự khoa học bằng các mô hình thí điểm ở các địa phương.

Phân loại, tính phí rác..... tất cả đều hướng tới mục tiêu giảm lượng rác thải. Trong đó người dân và chính quyền cần hiểu và hợp tác, đồng hành chặt chẽ như một nguyên tắc xuyên suốt cả quá trình. Thực tế có thể sử dụng những biện pháp kỹ thuật, công nghệ xử lý song chắc chắn cần những nguyên tắc cụ thể.

Nguyên tắc đầu tiên ở việc người dân, lãnh đạo, doanh nghiệp đều cần có trách nhiệm để ai cũng cần đóng góp cho những phần việc chung. Ở đây yêu cầu sự công khai, minh bạch, kể cả con số quy hoạch về rác. "Ngay ở Hà Nội này, rất ít người dân biết được quy hoạch rác của Thủ đô trong 5, 10 năm tới để có thể cùng chung tay với chính quyền", bà Vân Nguyệt phân tích.

Tính khả thi và khoa học cũng được coi như nguyên tắc quan trọng. Thực tế chúng ta đã sử dụng nhiều công nghệ nhưng chưa triển khai việc tính toán, cân đo rác từ từng hộ dân rồi tại các trường học. Học sinh hiện học rất nhiều môn khoa học. Các em hoàn toàn có khả năng tham gia vào quá trình kiểm kê lượng rác ngay tại nhà trường. Giáo dục môi trường cần trở thành thực hành tại trường học. Các em trở thành lực lượng lớn tác động trở lại chính gia đình để từ đó tạo nên những thay đổi.

Tất cả các giải pháp, quá trình cần sự tham gia của người dân từ đầu- đây được coi như nguyên tắc bao trùm.

"Nên tổ chức thí điểm theo diện nhỏ, trên từng khu vực như xã, phường, các khu đô thị. Chỉ đạo thực hiện thật chặt chẽ, sát sao, để từ đó mở rộng dần quy mô trên những kinh nghiệm đã có. Từ thực tế này sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm, đánh giá, điều chỉnh những bất cập, bổ sung những yếu tố cần thiết để rồi nhân rộng ra. Và lúc này sẽ cần có chế tài xử phạt. Điều quan trọng nằm ở việc xây dựng được thói quen phân loại rác từ đầu nguồn cũng như có sự đồng bộ trong các khâu thu gom, xử lý tiếp theo.", bà Bùi Thị An chia sẻ giải pháp.

Đến thời điểm này, việc phân loại rác từ nguồn đã và đang được thí điểm ở địa khá nhiều địa phương với mức độ, quy mô khác nhau. Nhưng hiệu quả chưa có bởi thiếu đồng bộ, chưa hình thành chuỗi tuần hoàn, chưa có hệ sinh thái về rác. Đơn cử như nhiều nơi phân loại rồi nhưng vẫn thu gom vào chung một xe hoặc đổ chung một chỗ.

Phân loại rác từ nguồn- Kinh nghiệm từ các mô hình

Hiện trên cả nước đã có rất nhiều cộng đồng sống xanh với nhiều cách thức khác nhau để phân loại rác hoặc giảm sử dụng túi nilon. Nhiều địa phương miền Trung cũng xây dựng được cách làm riêng biệt. Đơn cử như Hội An đã tổ chức phân loại rác theo ngày chẵn- lẻ. Kinh nghiệm thành công của khu đô thị cổ này là chính quyền đứng ra chia sẻ thực trạng, thách thức từ rác thải để người dân cùng chung tay.

Huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội lúc đầu dự định triển khai dự án rác tái chế. Tuy nhiên, sau khi tham khảo cũng như phân tích những bài học kinh nghiệm từ Hội An và nhiều địa phương khác đã nhận thấy hướng đi này nhiều khó khăn. Xét bối cảnh của một huyện ngoại thành, cùng sự phối hợp của Trung tâm Sống và học vì môi trường và cộng đồng, phòng Tài nguyên và môi trường huyện Sóc Sơn, TP. Hà Nội thực hiện dự án thí điểm phân loại, xử lý rác hữu cơ.

Trong điều kiện dịch bệnh, người dân Đông Anh đã ứng dụng công nghệ để triển khai bằng việc thiết lập các nhóm nòng cốt trên zalo ở các xã. Kết thúc mỗi ngày, việc phân loại rác, cân đo trọng lượng cụ thể được người dân chụp ảnh và đưa vào nhóm. Từ tháng 2/2021 đến nay, đã có 10.000 hộ gia đình tham gia chương trình thu gom, phân loại và xử lý rác tại nguồn, trên địa bàn 18 xã, thị trấn.

Sau một năm thực hiện, kết quả thu được rất khả quan. Lượng rác thải phát sinh tính đến 30/11/2021 giảm hơn 12 tấn/ngày so với cùng kỳ năm 2020. Mô hình này đã chứng minh có thể giảm 50% - 70% tổng lượng rác phát sinh phải mang đến bãi chôn lấp hoặc đốt bỏ bằng việc phân loại và xử lý tại hộ gia đình.

"Tôi nghĩ nên trao quyền chủ động cho các địa phương để họ tự xây dựng các mô hình. Và từ những kinh nghiệm của các địa phương như Hội An, Đông Anh cũng như những địa phương đã làm tốt sẽ rút ra những hướng dẫn kỹ thuật rất cụ thể, đặc biệt về sự tham gia của người dân. Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra và chính họ được hưởng lợi từ việc tham gia này" - Bà Đỗ Vân Nguyệt nhấn mạnh về lộ trình để Luật Môi trường 2020 với quy định về tính phí rác thải theo cân nặng có thể đi vào cuộc sống.

Nghe nội dung trao đổi giữa phóng viên VOV2 cùng bà Đỗ Vân Nguyệt dưới đây:

Tin tức cập nhật liên quan đến thu gom rác thải