Tăng Trưởng Kinh Tế Campuchia 2022 Là Gì

Tăng Trưởng Kinh Tế Campuchia 2022 Là Gì

Tăng trưởng kinh tế là gì? Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Tăng trưởng kinh tế là gì? Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2024 ở Việt Nam sẽ là bao nhiêu?

Quốc hội ban hành Nghị quyết 103/2023/QH15 ngày 09/11/2023 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.

Trong đó, Nghị quyết đã đặt ra các chỉ tiêu cần đạt được trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 như sau:

- Tốc độ tăng trưởng GDP từ 6,0 - 6,5%;

- GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700 - 4.730 đô la Mỹ (USD).

- Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1 - 24,2%.

- Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4,0 - 4,5%.

- Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân 4,8 - 5,3%.

- Tỷ trọng lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội đạt 26,5%.

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo khoảng 69%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 28 - 28,5%.

- Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị dưới 4%.

- Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm trên 1%.

- Số bác sĩ trên 10.000 dân đạt khoảng 13,5 bác sĩ.

- Số giường bệnh trên 10.000 dân đạt khoảng 32,5 giường bệnh.

- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 94,1% dân số.

- Tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 80%.

- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn đạt 95%.

- Tỷ lệ khu công nghiệp, khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 92%.

Được biết, Nghị quyết 103/2023/QH15 thể hiện mục tiêu tiếp tục ưu tiên tăng trưởng gắn với củng cố, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đẩy mạnh, tạo chuyển biến tích cực hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và năng lực nội sinh của nền kinh tế.

Tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, chính sách; khơi thông các nguồn lực; xử lý hiệu quả các vướng mắc để phát triển các loại thị trường ổn định, an toàn, lành mạnh, bền vững; nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện luật pháp, chính sách, thực thi công vụ.

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng chiến lược trọng điểm, quan trọng quốc gia.

Quan tâm phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế ngang tầm với phát triển kinh tế; chú trọng bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân. Chăm lo các đối tượng chính sách;...

Xem thêm tại Nghị quyết 103/2023/QH15 ban hành 09/11/2023.

Năm 2022, tăng trưởng kinh tế Mỹ đã giảm tốc, chỉ đạt 2,1%. (Ảnh minh họa - Ảnh: CFP)

Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố số liệu cho thấy nền kinh tế Mỹ đã tăng 2,9% trong quý IV năm 2022. Đây là quý thứ 2 liên tiếp nền kinh tế Mỹ tăng trưởng tích cực. Tín hiệu mới này mang lại hy vọng cho nền kinh tế số 1 thế giới khi bước sang năm mới 2023.

Kinh tế Mỹ duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV năm ngoái, tuy nhiên vẫn thấp hơn mức 3,2% quý trước đó. Trong khi, hai quý đầu năm 2022, kinh tế Mỹ tăng trưởng âm, đã dấy lên đồn đoán về nguy cơ suy thoái kinh tế Mỹ vào cuối năm.

Mức tăng trưởng này nhờ chi tiêu tiêu dùng ổn định, nền kinh tế mở rộng với tốc độ vững chắc và thị trường lao động thắt chặt. Riêng chi tiêu tiêu dùng, vốn chiếm hơn 2/3 GDP của Mỹ, đã tăng 2,1% trong quý IV.

Cũng theo Bộ Thương mại Mỹ, năm 2022, tăng trưởng kinh tế Mỹ đã giảm tốc, chỉ đạt 2,1%, giảm so với mức 5,9% của năm 2021.

Kinh tế Mỹ giảm nhiệt sau khi Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) 7 lần tăng lãi suất nhằm kiềm chế lạm phát. Một loạt dữ liệu gần đây cho thấy kinh tế Mỹ đang đứng trước nguy cơ suy thoái. Doanh số bán lẻ giảm, các hộ gia đình thắt chặt hầu bao, thị trường nhà đất suy yếu, các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, gánh nặng lãi suất tăng cao… đang là các nhân tố cản đà tăng trưởng nền kinh tế số 1 thế giới.

Bộ Lao động Mỹ cũng vừa công bố số liệu cho thấy, số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp tại Mỹ trong tuần từ ngày 14 - 21/1 đã giảm 6.000 đơn xuống còn 186.000 đơn, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm ngoái.

Năm 2023, một số nhà kinh tế vẫn lạc quan một cách thận trọng cho rằng nền kinh tế Mỹ sẽ vượt qua một cuộc suy thoái toàn diện, thay vào đó là một cuộc suy thoái kéo dài, trong đó các lĩnh vực sẽ lần lượt suy giảm chứ không phải tất cả cùng một lúc.

VTV.vn - Kinh tế Mỹ quý IV/2022 tăng trưởng vượt dự báo. Đây là quý thứ hai liên tiếp, kinh tế Mỹ ghi nhận tăng trưởng sau 2 quý suy giảm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!

Quý IV/2022, GDP Trung Quốc tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2021. Cả năm 2022, GDP tăng 3%, đạt hơn 121.020 tỷ Nhân dân tệ (17.950 tỷ USD), thấp nhiều so với mục tiêu Quốc hội đề ra xung quanh 5,5%. Đây cũng là năm có tốc độ tăng trưởng thấp hàng đầu trong vòng 47 năm qua.

Sản lượng công nghiệp giá trị gia tăng của Trung Quốc - một chỉ số kinh tế quan trọng, đã tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Các chuyên gia nhận định, dù Chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ mạnh doanh nghiệp nhỏ và vừa nhưng do dịch tái bùng phát liên tục nên đã kìm hãm sản xuất, tiêu dùng cũng như đầu tư chững lại. Xuất khẩu trong tháng 12/2022 cũng giảm đến 9,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Công nhân làm việc tại một xưởng sản xuất ô tô ở Trung Quốc. (Ảnh: Xinhua)

Cục Thống kê Quốc gia nhận định, mặc dù hoạt động kinh tế ổn định nhưng nền tảng cho sự phục hồi kinh tế vẫn chưa ổn định. Năm 2023, Chính phủ Trung Quốc sẽ tập trung các giải pháp toàn diện để cải cách và mở cửa và tập trung vào việc củng cố niềm tin thị trường để thúc đẩy cải thiện nền kinh tế.

Gần đây, Chính phủ Trung Quốc cũng gỡ bỏ nhiều biện pháp quản lý chặt các tập đoàn công nghệ, nới lỏng các biện pháp quản lý đối với thị trường bất động sản.

Ngoài ra, trong tháng 1/2023, Trung Quốc chứng kiến sự phục hồi mạnh mẽ của lĩnh vực dịch vụ - du lịch bùng nổ sau khi mở cửa lại biên giới với các nước sau 3 năm gần như đóng chặt.

Năm 2023, Ngân hàng Thế giới dự báo GDP Trung Quốc tăng 4,3%. Còn nhiều chuyên gia có chung nhận định khá lạc quan, năm nay nền kinh tế số 2 thế giới sẽ tăng 5% sau khi gỡ bỏ các biện pháp kiểm dịch nghiêm ngặt và mở cửa biên giới với thế giới.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!