Tất cả các bằng đại học ở Việt Nam được công nhận bởi bộ Giáo Dục đều được công nhận tương đương bằng ở Mỹ. Chữ tương đương ở đây là theo kiểu điều kiện “cần”. Ví dụ, để học được thạc sĩ ở Mỹ, bạn bắt buộc phải có bằng đại học. Bằng Việt Nam vẫn thỏa điều kiện cần. Hoặc như Âu đi xin việc, công ty hiện tại ghi rõ ứng viên phải có bằng đại học. Khi được nhận, lúc làm background check, Âu phải cung cấp cho họ bằng đại học của mình. Và lúc đó bằng đại học ở Việt Nam của Âu hoàn toàn được chấp thuận.
Tất cả các bằng đại học ở Việt Nam được công nhận bởi bộ Giáo Dục đều được công nhận tương đương bằng ở Mỹ. Chữ tương đương ở đây là theo kiểu điều kiện “cần”. Ví dụ, để học được thạc sĩ ở Mỹ, bạn bắt buộc phải có bằng đại học. Bằng Việt Nam vẫn thỏa điều kiện cần. Hoặc như Âu đi xin việc, công ty hiện tại ghi rõ ứng viên phải có bằng đại học. Khi được nhận, lúc làm background check, Âu phải cung cấp cho họ bằng đại học của mình. Và lúc đó bằng đại học ở Việt Nam của Âu hoàn toàn được chấp thuận.
Công việc nào cũng có cái khó riêng. Có những công việc nặng đòi hỏi thể chất, có những công việc đòi hỏi kỹ thuật như: hàn, tiện. Cũng có những công việc tương đối dễ.
Thời gian đầu nếu chưa tìm được việc phù hợp sẽ thấy hơi cực. Tuy nhiên nếu tìm được việc phù hợp và làm quen tay thì sau này sẽ ổn định hơn.
Khó khăn lớn nhất có lẽ chính là cản trở về tiếng Anh. Nên mọi người thường tìm những hãng có người Việt để dễ xin việc.
Ở Mỹ có một luật về công bằng trong lao động, không được kỳ thị người xin việc dựa trên độ tuổi, giới tính, sắc tộc,… Người Việt ai cũng chịu thương chịu khó nên dù sẽ có những người gặp cản trở về ngôn ngữ, tuy nhiên cứ làm việc chăm chỉ thì mọi khó khăn sẽ được vượt qua.
Bài viết “làm hãng ở Mỹ” được tham khảo từ bài viết của Võ Kiến Thành. Admin nhóm Facebook Luật di trú và cuộc sống Mỹ.