Trong vụ án, ông Nguyễn Văn Vịnh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, thời điểm đó đang là Phó Chủ tịch UBND tỉnh, phụ trách lĩnh vực đầu tư, kinh tế, ông Vịnh nhiều lần ký các văn bản và có ý kiến bút phê, chỉ đạo vào các tài liệu, tạo điều kiện cho Công ty Lilama và Công ty Apatit được khai thác trái phép tài nguyên.
Trong vụ án, ông Nguyễn Văn Vịnh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, thời điểm đó đang là Phó Chủ tịch UBND tỉnh, phụ trách lĩnh vực đầu tư, kinh tế, ông Vịnh nhiều lần ký các văn bản và có ý kiến bút phê, chỉ đạo vào các tài liệu, tạo điều kiện cho Công ty Lilama và Công ty Apatit được khai thác trái phép tài nguyên.
Theo đó, bị cáo Nguyễn Mạnh Thừa (Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng thương mại Lilama) bị HĐXX tuyên án 4 năm tù về tội "Rửa tiền" và 3 năm 6 tháng tù cho tội "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên", tổng hợp hình phạt chung cho cả 2 tội danh bị cáo này phải chấp hành là 7 năm 6 tháng tù.
Bị cáo Nguyễn Văn Vịnh (cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai) bị HĐXX tuyên phạt 5 năm 6 tháng tù về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ngoài ra, bị cáo Nguyễn Văn Vịnh còn bị áp dụng hình phạt bổ sung, phạt tiền 30 triệu đồng, sung công quỹ nhà nước.
Cùng tội danh trên, bị cáo Doãn Văn Hưởng (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) bị tuyên phạt 4 năm tù, áp dụng hình phạt bổ sung, phạt 40 triệu đồng.
Hai bị cáo Nguyễn Thanh Dương và Lê Ngọc Hưng (đều là cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai) cùng phải nhận mức án 3 năm 3 tháng tù và cùng bị áp dụng hình phạt bổ sung, phạt mỗi bị cáo 25 triệu đồng.
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử
Theo Viện Kiểm sát, từ năm 2012 - 2015, Công ty Lilama đã khai thác trái phép hơn 1,5 triệu tấn quặng apatit các loại, trị giá hơn 610 tỷ đồng.
Trong đó, Công ty Xây dựng Lilama thu lợi bất chính hơn 177 tỷ đồng, Công ty Apatit thu lợi bất chính hơn 184 tỷ đồng.
Để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp số tiền hơn 177 tỷ đồng, ông Thừa đã chỉ đạo thực hiện chuyển tiền từ tài khoản của công ty vào tài khoản của 12 cá nhân mà Công ty Lilama thuê vận chuyển quặng và đất đá nhiều lần với tổng số tiền hơn 182 tỷ đồng.
Trong đó hơn 5,6 tỷ đồng là số tiền cước vận chuyển quặng, đất đá thực tế 12 cá nhân này được nhận, số tiền còn lại hơn 177 tỷ đồng là tiền nâng khống về giá cước vận chuyển.
Sau khi 12 cá nhân nhận được tiền vào tài khoản đã cùng kế toán của Công ty Lilama rút tiền mặt về đưa cho ông Thừa hoặc nộp vào tài khoản cá nhân của bị can.
Đối với số tiền hơn 177 tỷ đồng, ông Thừa khai đã dùng chi tiêu cá nhân. Đáng chú ý, ông Thừa khai đã dùng 5 tỷ đồng để biếu cựu Bí thư Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh vào dịp Tết năm 2015./.
Theo cáo trạng, năm 2009, Công ty Lilama được UBND tỉnh Lào Cai cấp giấy chứng nhận để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng tại thôn 2, xã Đồng Tuyển, TP Lào Cai trên phần diện tích đất rộng 3,77ha.
Quá trình san gạt, do phát hiện quặng apatit nên các sở, ban, ngành Lào Cai vào cuộc khảo sát thực địa.
Xác định một phần diện tích của dự án nằm chồng lên trên 22.000 mét vuông của Khai trường số 18 thuộc quy hoạch quặng apatit, đã được bộ Công thương phê duyệt.
Theo đó, việc khai thác quặng apatit tại khu vực này phải có giấy phép khai thác và thẩm quyền cấp phép khai thác thuộc Chính phủ.
Vì vậy, UBND tỉnh Lào Cai quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với Công ty Lilama, giao diện tích đất 3,77ha cho Công ty TNHH MTV Apatit Việt Nam (Công ty Apatit) quản lý, sử dụng.
Ngày 26/3/2012, Công ty có văn bản gửi UBND tỉnh Lào Cai về việc xin khai thác quặng apatit trên diện tích này. Công ty Apatit đưa lí do, quá trình san gạt mặt bằng đã lộ ra thân quặng apatit và có hiện tượng khai thác trộm.
Ngoài ra, thân quặng nằm chênh vênh, đến mùa mưa lũ có nguy cơ bị sạt lở, trôi lấp làm thất thoát. Theo đó, Công ty Apatit đề nghị UBND tỉnh Lào Cai cho phép khai thác tận thu quặng apatit có nguy cơ thất thoát, trôi lấp.
UBND tỉnh Lào Cai đã ra Văn bản số 839 đồng ý giao Công ty Apatit tổ chức bảo vệ quặng apatit trong phạm vi 3,77 ha; giao cho doanh nghiệp tiến hành cải tạo mặt bằng khu mỏ để xử lý nguy cơ sạt lở đất đá, đưa mỏ về trạng thái an toàn trong thời hạn 2 tháng.
Trong thời gian này, nếu phát hiện khoáng sản thì cho phép Công ty Apatit được thu hồi, vận chuyển, quản lý và sử dụng đúng quy định.
Bị can Nguyễn Văn Vịnh, Doãn Văn Hưởng.
Chỉ 1 ngày sau quyết định của UBND tỉnh Lào Cai, bị can Nguyễn Mạnh Thừa, Giám đốc Công ty Lalima đã có văn bản gửi Công ty Apatit đề nghị được tham gia san tạo lại các điểm dễ bị sạt lở xuống các hộ dân trong mùa mưa lũ.
Quyết định này sau đó đã được ông Nguyễn Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty Apatit đồng ý.
Ngay sau đó, bị can Nguyễn Mạnh Thừa tiếp tục ký ban hành phương án số 13 san tạo khu vực 3,77 ha, tận thu triệt để quặng apatit nếu phát hiện trong quá trình san gạt.
Cũng theo cáo trạng, trong quá trình cùng Công ty Apatit tận thu quặng, ngày 30/5/2012, bị can Nguyễn Mạnh Thừa đã gửi văn bản đề nghị UBND tỉnh Lào Cai giao lại diện tích 3,77 ha và cấp lại giấy chứng nhận đầu tư khách sạn, nhà hàng tại thôn 2, xã Đồng Tuyển, TP. Lào Cai.
Chỉ hơn 2 tháng nhận đề nghị từ phía doanh nghiệp, UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Văn bản số 2160 đồng ý về chủ trương dự án xây dựng khách sạn, nhà hàng, và yêu cầu Công ty Apatit bàn giao diện tích 3,77 ha thuộc khai trường 18 cho Công ty Lilama.
Quá trình triển khai dự án nếu còn khoáng sản, Công ty Lilama được tận thu và thực hiện các nghĩa vụ có liên quan theo quy định của pháp luật.
Sau khi đưa máy móc vào san gạt mặt bằng, Công ty Lilama tiếp tục phát hiện dấu hiệu khoáng sản và đã có đề nghị UBND tỉnh Lào Cai chỉ đạo các Sở, Ngành lấy mẫu phân tích, nếu đúng là khoáng sản thì cho phép được thu gom, vận chuyển và giao cho Công ty Apatit quản lý và sử dụng, tránh lãng phí tài nguyên.
Ngày 20/5/2013, UBND tỉnh Lào Cai tiếp tục ra Văn bản số 1717 yêu cầu Công ty Lilama thường xuyên báo cáo, lấy mẫu xét nghiệm, kết quả phân tích có quặng, kể cả quặng nghèo, giao cho Công ty Lilama thu gom, thỏa thuận và thống nhất với Công ty Apatit để tập kết, quản lý và sử dụng theo quy định.
Rõ ràng, dưới lớp vỏ bọc của dự án nhà nghỉ, khách sạn là âm mưu được ẩn giấu. Mục đích hướng tới của các bị can trong vụ án này là trữ lượng lớn của mỏ quặng apatit, là nguồn lợi nhuận khổng lồ khi chỉ việc móc quặng đi bán.
Hành vi của các bị can đã làm mất nguồn dự trữ tài nguyên khoáng sản của quốc gia, gây thiệt hại tài sản của nhà nước…
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, để sai phạm của Công ty Lilama, Công ty Apatit diễn ra trong thời gian dài, chính quyền tỉnh Lào Cai đã ban hành hàng loạt văn bản giúp Công ty Lilama ngang nhiên khai thác khoáng sản dưới "vỏ bọc" dự án xây dựng nhà hàng, khách sạn.
Công trường khai thác trái phép quặng Apatit của Công ty Lilama
Trước đó, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Lào Cai đã ra cáo trạng truy tố 17 bị can trong vụ án khai thác quặng Apatit trái phép về các tội “Rửa tiền”, “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và “Lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Trong số này có 9 bị can là cựu lãnh đạo tỉnh Lào Cai bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Trong đó, ông Nguyễn Văn Vịnh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai; Doãn Văn Hưởng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai;....
7 bị can bị đề nghị truy tố tội Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên là các bị can ở Công ty Apatit trong đó có Nguyễn Quang Huy, Tổng giám đốc Công ty.
Riêng bị can Nguyễn Mạnh Thừa, Giám đốc Công ty Lilama, bị truy tố 2 tội “Rửa tiền” và “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên".
Lực lượng chức năng khám xét trụ sở làm việc của các bị can.